Kỹ năng lắng nghe – rèn luyện để gặt hái thành công trong mọi công việc cũng như cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe – rèn luyện để gặt hái thành công trong mọi công việc cũng như cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe không những giúp bạn có được kiến thức hữu ích mà sẽ làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Kỹ năng lắng nghe là mắt xích quan trọng trong giao tiếp và giải quyết vấn đề, không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin mà còn duy trì tương tác giúp đạt hiệu quả giao tiếp.

I. Chiến thuật làm chủ kỹ năng lắng nghe

Tập trung hoàn toàn vào nội dung trao đổi của người nói. Duy trì liên hệ bằng mắt và duy trì tư thế tương đồng mặt đối mặt giữa người nói và người nghe để đạt hiệu quả giao tiếp (chẳng hạn người nghe đứng thì người nói nên đứng, người nghe ngồi thì người nói nên ngồi và ngược lại).

Tham gia đặt câu hỏi mở mang tính xây dựng với sự chân thành, chẳng hạn: “Bạn nghĩ chúng tôi nên làm gì trong tình huống này?” hay “Bạn nghĩ sao về cách giải quyết này?”

Luôn quan tâm đánh giá vấn đề đang được trình bày và tránh phỏng đoán thông điệp và suy nghĩ của người nói, từ đó hạn chế những hiểu lầm không mong muốn, đồng thời giúp vấn đề được “đào sâu” để nhanh chóng được giải quyết.

Thỉnh thoảng, bạn diễn đạt lại những phát biểu trước của người nói bởi đó là cách xác nhận xem bạn có hiểu đúng thông điệp của người nói hay không. Đó cũng là cơ hội cho hai bên tháo gỡ những hiểu lầm.

Đặt bản thân vào hoàn cảnh của người đối diện, từ đó, chấp nhận và cảm thông với cảm xúc, suy nghĩ và ý tưởng ở các tình huống. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn thỏa hiệp với người nói trong mọi trường hợp. Hãy tỏ rõ quan điểm trong tình huống này.

– Việc kết hợp linh hoạt các yếu tố kể trên đặc biệt hữu ích trong các tình huống giao tiếp tương tác với khách hàng bởi việc lắng nghe những thắc mắc và khuyến nghị giúp khách hàng cảm thấy luôn được tôn trọng và duy trì thái độ bình tĩnh, từ đó “mở đường” cho các giải pháp đột phá từ phía Chuyên viên bán hàng.

II. Cách để trở thành người biết lắng nghe khi làm việc

1. Không dùng điện thoại khi trao đổi, trò chuyện trực tiếp

Điều quan trọng để lắng nghe tích cực là phải loại bỏ các phiền nhiễu vật lý có thể làm giảm khả năng nghe của bạn. Bạn nên bắt đầu bằng cách bỏ điện thoại di động vào túi hoặc trong ngăn kéo và đặt nó ở chế độ im lặng.

Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của điện thoại thông minh và mạng xã hội, hầu hết mọi người đều bị phân tâm bởi thiết bị điện tử. Mặc dù vậy, tại nơi làm việc, bạn vẫn nên duy trì sự tập trung hoàn toàn khi ai đó đang nói.

2. Chú ý đến tín hiệu phi ngôn ngữ

Một phần của việc nghe hiệu quả đòi hỏi bạn phải đọc ngôn ngữ cơ thể của người nói. Bạn có thể lượm lặt được rất nhiều thông tin từ tư thế của người đó như cử chỉ tay và các dấu hiệu tinh tế khác. Nói chung, các chuyên gia khuyên bạn nên đánh giá những dấu hiệu sau:

Tích cực:

  • Giao tiếp bằng mắt.
  • Cơ mặt thư giãn.
  • Nụ cười thân thiện.
  • Tay đặt ở trong tầm nhìn, mở ra và thư giãn.
  • Cánh tay thả lỏng.

Tiêu cực:

  • Mắt chuyển động nhanh.
  • Ánh mắt lạnh lùng hoặc ảm đạm.
  • Lông mày nhướn lên như thể hoài nghi.
  • Cơ mặt không linh động.
  • Nụ cười gượng gạo.
  • Hai bàn tay khép lại hoặc nắm lại.
  • Cánh tay được khoanh chặt (giống như tự vệ).
  • Lo lắng.

3. Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của chính bạn

Trong cùng một hướng, tín hiệu phi ngôn ngữ của riêng bạn sẽ cho người nói biết bạn có thực sự lắng nghe cẩn thận những gì người đó đang trình bày hay không. Điều này bao gồm gật đầu, nghiêng về phía trước, đối diện trực tiếp với người nói, mỉm cười và có lẽ quan trọng nhất là duy trì giao tiếp bằng mắt.

4. Nhắc lại những gì người khác nói

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn nghe chính xác những gì sếp hoặc đồng nghiệp của bạn đã nói là tóm tắt lại một số nội dung chính mà họ vừa nói. Điều này đặc biệt quan trọng nếu người kia có giọng dày hoặc nói nhanh, đến mức khiến bạn khó theo dõi. Bạn có thể tập trung hơn để ghi nhớ, thậm chí là ghi chú những ý chính nếu cần.

5. Không ngắt lời

Nói một cách đơn giản, bạn có thể nói chuyện và lắng nghe cùng lúc nhưng đặc biệt không nên ngắt lời khi người kia đang nói. Hành động của bạn có thể bị cho là thiếu kiên nhẫn, thậm chí là thiếu tôn trọng.

6. Không phán xét và áp đặt đối phương

Một nguyên tắc quan trọng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả đó là bạn cần có một tư tưởng cởi mở mới có thể trở thành một người lắng nghe giỏi. Bởi không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác, đòi hỏi họ phải chấp thuận nó và không được nói lên quan điểm của họ.

Không có nghĩa là bạn không có chủ kiến cá nhân, mà bạn nên hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác. Quan điểm của bạn chưa chắc đã đúng, việc tiếp thu ý kiến người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

7. Biết cách đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi chính là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang theo dõi cuộc trò chuyện, bạn đang lắng nghe họ và thưc sự quan tâm đến những gì họ nói.

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cần có nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn nên hỏi những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn sự ngạc nhiên như: “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao”… để đối phương biết bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ. Đồng thời, việc bạn đặt câu hỏi đúng sẽ khiến đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề đang được nói đến.

Biết cách đặt câu hỏi tinh tế sẽ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và quan tâm người khác!

8. Đưa ra các ý kiến cá nhân

Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại.

Do vậy, bên cạnh việc đặt cậu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Ví dụ như “Tôi cũng từng như bạn”, “Tôi hoàn toàn đồng ý”…. Đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và mở lòng chia sẻ  nhiều hơn. Với những lời nhận xét theo kiểu “Tôi hiểu rồi”, “Tôi biết rồi”… hãy dành chúng vào cuối cuộc trò chuyện, bởi chúng chính là dấu hiệu của cuộc trò chuyện kết thúc.

Đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện của đối phương là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.


Hãy không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân, sau đó, việc lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn trở thành người đáng tin cậy hơn.


Anh chị em muốn thử sức với nghề Môi giới Bất động sản…Đăng ký tại: https://bom.to/5HPTH
???????: http://nhansubatdongsandaitin.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/BatdongsanDaitinhn

Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *