Lắng nghe – kỹ năng quan trọng nhất trong tư vấn Bất động sản
Điều quan trọng nhất của nghề bán Bất động sản không phải là nói mà là khả năng nghe thấu hiểu. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nếu bạn bán một thứ gì đó thì chắc hẳn bạn phải có khả năng nói rất hoàn hảo. Điều này chỉ đúng phần nào thôi. Bạn phải biết lắng nghe nữa. Làm sao bạn biết khách hàng của mình muốn cái gì nếu không hỏi và lắng nghe họ nói?
Cuối cùng, khi khách hàng tin tưởng họ sẽ chủ đưa ra nhu cầu và đặt hàng với bạn.
Nghệ thuật giao tiếp thực chất không chất không phải chỉ là nói sao cho thu hút. Nó bao gồm cả kỹ năng lắng nghe. Người sở hữu kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ nắm giữ thành công trong các cuộc trò chuyện cũng như các mối quan hệ. Trở thành người lắng nghe giỏi cần một quá trình rèn luyện và học hỏi không ngừng.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Lắng nghe là một hoạt động tâm lý có ý thức. Đó không đơn giản là nghe một âm thanh “chạm” đến thính giác của mình mà còn cần cả quá trình tiếp nhận và phân tích âm thanh ấy. Lắng nghe đòi hỏi chúng ta cần tập trung cao nhưng cũng đồng thời giúp thông tin được lĩnh hội sâu hơn.
Việc lắng nghe là vô cùng cần thiết và quan trọng trong giao tiếp. Có lắng nghe, chúng ta mới thấu hiểu được đối phương, cuộc giao tiếp mới đạt được hiệu quả từ cả hai bên. Lắng nghe là chìa khóa kết nối con người với nhau, là phương thức để chúng học hỏi được những kiến thức mới.
Đâu là nguyên nhân khiến chúng ta “nhỡ quên” việc lắng nghe?
Các cuộc khảo sát cho thấy 73% các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực kinh doanh đánh giá kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp biết cách lắng nghe hiệu quả chỉ là 19%. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng bỏ qua việc lắng nghe đúng cách, nhưng đây là 3 lý do phổ biến nhất.
– Quá nôn nóng được nói.
Trong một cuộc giao tiếp, rất dễ xảy ra tình trạng ai cũng muốn được nói mà chẳng bận tâm đến kỹ năng lắng nghe. Mọi người đều vội vã đưa ra ý kiến mà chưa nghe hết câu chuyện, lời trình bày của đối phương. Hành động này không những thiếu tôn trọng với người khác mà còn khiến cho cuộc giao tiếp không thể đi đến một mục đích chung.
– Sợ tốn thời gian cho việc lắng nghe.
Có những lúc, một cuộc nói chuyện dong dài có thể khiến bạn cảm thấy cạn kiệt hứng thú và mất thời gian. Tuy nhiên, bạn đã lựa chọn giao tiếp với đối phương tức là đối phương có mức độ quan trọng nhất định với bản thân.
Liệu dành thêm một chút thời gian cho những người quan trọng có thực sự khó khăn vậy không? Thực tế, việc bạn lắng nghe và lập tức đưa ra phản hồi để cuộc giao tiếp nhanh chóng đạt được kết quả chính là cách tiết kiệm thời gian hữu hiệu nhất.
– Mất tập trung.
Đây chắc hẳn là nguyên nhân phổ biến nhất làm chúng ta quên mất nhiệm vụ lắng nghe. Nó có đến từ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Một môi trường quá nhiều tiếng ồn hay những suy nghĩ đang vẩn vơ trong tâm trí và cả các vấn đề sinh học đều có thể cản trở kỹ năng lắng nghe của bản thân.
Bạn nên nhìn nhận lại các cuộc giao tiếp và các thói quen của bản thân xem liệu mình có mắc phải lỗi nào trong các vấn đề trên hay không. Nếu có, hãy tìm kiếm giải pháp phù hợp cho mình nhé. Tham khảo ngay những phương pháp giúp bạn trở thành người lắng nghe giỏi, tạo lợi thế cho sự nghiệp dưới đây.
Bộ phương pháp cần áp dụng ngay để phát triển kỹ năng lắng nghe.
– Bỏ xuống những thứ có thể ảnh hưởng đến việc lắng nghe
Trong thời đại mà điện thoại thông minh trở thành một vật bất ly thân, lắng nghe thực sự chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chúng ta không khó nhìn thấy hình ảnh trong các cuộc gặp gỡ, mỗi người chỉ chăm chăm đắm mình vào màn hình điện thoại. Trong khi đáng nhẽ ra, họ nên dành thời gian chất lượng cho giao tiếp.
Kỹ năng lắng nghe hiệu quả là các cặp mắt của người nghe và người nói phải nhìn thẳng vào nhau. và cất hết. Tất những thứ như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay bất kỳ vật nào có thể làm phân tán và ngắt mạch giao tiếp cần phải được cất hết. Không chỉ loại bỏ chúng khỏi tầm nhìn mà bạn cần gạt chúng ra khỏi mối bận tâm tại thời điểm đó.
– Đặt mình vào vị trí người nói
Hãy thay đổi góc nhìn từ vị trí của người nói để cảm nhận và hiểu câu chuyện một cách chân thực nhất. Cách thức này sẽ thúc đẩy kỹ năng lắng nghe chủ động, tránh để lời nói lọt từ tai này qua tai kia, không đọng lại gì trong tiềm thức.
Bạn cần cố gắng tiếp nhận câu chuyện của đối phương như câu chuyện của mình. Nội dung người nói truyền tải tất nhiên sẽ trở thành vấn đề bạn phải quan tâm. Khi đó, bạn mới có thể tập trung lắng nghe và tôn trọng câu chuyện của họ.
– Chắc chắn rằng bạn hiểu được những gì đã lắng nghe
Đừng để khi cuộc giao tiếp đã đến hồi kết mà bạn không biết người nói muốn truyền đạt thông tin gì tới bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm, bởi khi vỡ lẽ ra thì đối phương sẽ có những đánh giá không tốt về bạn. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn nắm được tất cả những điều đã lắng nghe.
Nếu có chỗ nào bạn chưa hiểu trong quá trình lắng nghe, hãy phản hồi lại ngay để giải đáp được khúc mắc. Hoặc bạn có thể ghi nhớ và đặt câu hỏi khi đối phương dừng lại. Hành động này chứng tỏ bạn thực lòng quan tâm và hiểu ý nghĩa của các thông tin đang trao đổi.
– Đưa cảm xúc vào quá trình lắng nghe
Một người có kỹ năng lắng nghe giỏi là một người thể hiện tốt cảm xúc trong một cuộc giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả là không chỉ là người này thấu hiểu điều mà người kia muốn diễn đạt. Đó còn là trao cho nhau năng lượng tích cực, sự đồng cảm hay khích lệ.
Bạn chỉ cần các thay đổi nhỏ như cái gật đầu nhẹ phối hợp cùng người nói, vẻ mặt thể hào hứng sẵn sàng lắng nghe hay những tiếng đệm “à”, “ừ”, “vâng”. Đối phương đã có thể hài lòng và vui vẻ với những phản ứng ấy.
Thậm chí đôi khi, việc bạn cần làm chỉ là ở bên cạnh, chăm chú lắng nghe và giao tiếp bằng ánh mắt.
Anh chị em muốn thử sức với nghề Môi giới Bất động sản…
Đăng ký ứng tuyển online trực tiếp tại Form dưới đây:
???????: http://nhansubatdongsandaitin.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/BatdongsanDaitinhn
Chúc bạn thành công!